- 20/11/1982
Ngày Nhà Giáo Việt NamCách đây trên 1/3 thế kỷ, tháng 8/1957, hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại vácsava (Ba Lan) đã lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo.
Nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến các trường học, cơ sở quản lý giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11, ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta.
Sau ngày giải phóng miền Nam, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc ca mẹ học sinh, ngày 20/11 hàng năm đã được tiến hành trong cả nước. Ngày 20/11 dần dần khắc sâu và tâm trí, tình cảm của mọi người, trở thành hoạt động tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn hằng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức ngày hiến chương các nhà giáo nữa.
Ngày 20/11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của nhà nước. Đó cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và nhà nước, là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy cô giáo. Các em học sinh đã hưởng ứng ngày 20/11 hằng năm bằng những hoạt động tỏ lòng quý mến biết ơn thầy cô, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền Đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các thầy cô giáo hoặc tổ chức trao đổi với các giáo viên về nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống nhà giáo Việt Nam.
Quyết định số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng lấy ngày 20/11 từ nay làm ngày nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 đã qua, hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các nhà giáo. Quyết định đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, nhà nước về vị trí vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ tổ quốc. Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985 chủ tịch hội đồng nhà nước đã ký lệnh công bố pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước cho các công trình thuộc lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật….. (trong đó có các sách giáo khoa cho các trường học) và pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp… có thành tích xuất sắc.
- 23/11/1940
Ngày Nam Kỳ Khởi nghĩaTháng 6/1940, nước Pháp bị quân đội phát xít Hítle chiếm đóng. Nhân cơ hội này, tháng 9/1940, phát xít Nhật xâm lược Đông Dương. Thực dân pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật. Từ đây nhân dân Việt Nam bị 2 kẻ thù thống trị là Pháp và Nhật. Căm thù thực dân Pháp và được tinh thần cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn cổ vũ, nhân dân nhiều tỉnh Nam Bộ đã vùng lên đấu tranh quyết liệt chống quân thù.
Ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ dù đã có lệnh hoãn của Trung Ương Đảng nhưng truyền đạt không kịp. Ở hầu hết khắp các tỉnh thành miền Nam, nhất là Mỹ Tho, quần chúng nổi dậy chiến đấu rất dũng cảm. Chính quyền của địch ở một xã và quận hoan mang, tan rã. Đội viên các đội tự vệ và du kích trong cuộc khởi nghĩa hầu hết là trẻ tuổi. Họ hăng hái chống địch bằng vũ khí thô sơ. Trong trận đánh quân tiếp viện của địch từ Tây Ninh đến ứng cứu cho tỉnh lỵ Hóc Môn bị quân khởi nghĩa bao vây, du kích bắn chết tên thực dân ác ôn cùng nhiều lính địch ở cầu Bông. Ở Mỹ Tho, các đội tự vệ cùng nhân dân phá tan bộ máy chính quyền của địch ở 54 trong tổng số 57 xã thuộc hai huyện Châu Thành và Cai Lậy. Ở những xã này, các tổ chức Đảng và quân khởi nghĩa đã tịch thu các kho thóc của bọn địa chủ chia cho dân nghèo. Cũng tại Mỹ Tho, lần đầu tiên xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng sau này trở thành quốc kỳ cùa nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đại thắng mùa xuân 1975.
Thực dân Pháp và tay sai đã đàn áp cuộc khởi nghĩa một cách vô cùng tàn khốc. Chúng cho máy bay dội bom và bắn phá nhiều làng mạc, có thôn xóm không còn ai sống sót. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra vào lúc kẻ thù con tương đối mạnh nên đã bị thất bại, song sự kiện đó đã nêu cao tinh thần anh dũng bất khuất của nhân dân Việt Nam, là tiếng kèn xung trận vang vọng núi sông từ Nam ra Bắc dưới ngọn cờ của Đảng.
THÁNG 11
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment