• 2/9/1945
QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Cách mạng tháng tám thành công, Trung Ương Đảng phái đồng chí Lê Đức Thọ lên chiến khu đón chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia, xả Phú Thượng, Từ Liêm. Sau đó Người về ở nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.

Tại cuộc họp của chính phủ lâm thời, theo đề nghị của Người một chính phủ thống nhất toàn quốc thể hiện ở chính sách đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ tiến bộ được thành lập.

Buổi trưa ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, trong cuộc mitting của trên 50vạn nhân dân Hà Nội và vùng lân cận chào mừng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời. Bản tuyên ngôn độc lập khẳng địnhbr />
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập! …. Nước Việt Nam có quyền đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.”

Tuyên ngôn độc lập do chủ tịch Hồ Chí Minh viết là sự phát triển của bản yêu cầu mà Người gửi cho hội nghị hòa bình ở Vec-xây năm 1919, là sự phát triển của chương trình Việt Minh mà người soạn thảo năm 1941. Nó là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nguyện vọng tha thiết nhất của dân tộc Việt Nam và nói lên tâm hồn trong sáng, khí phách hào hùng của nhân dân ta.

“ Bản tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trên những hải đảo xa xôi, trên những máy chém, trên chiến trường. Bản tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng gắng sức và tin tưởng của hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam” (Trần Dân Tiên - những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh).

Ngày độc lập 2/9/1945 là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam, chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình để thực hiện độc lập, tự do và hạnh phúc

Từ đó, ngày 2/9 trở thành ngày quốc khánh của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • 10/9/1955
THÀNH LẬP MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM Đại hội mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc họp từ 5/9 đến 10/9/1955 tại thủ đô Hà Nội quyết định thành lập mặt trận tổ quốc Việt Nam, tiếp tục sự nghiệp đoàn kết của mặt trận Việt Minh và mặt trận Liên Việt trước đây.

Đại hội bầu ra một Ủy ban Trung Ương gồm 98 uỷ viên, chủ tịch là cụ Tôn Đức Thắng và chủ tịch danh dự là cụ Hồ Chí Minh.Các ủy viên trong Ủy ban Trung Ương mặt trận đại diện cho tất cả các đoàn thể thuộc nhiều xu hướng chính trị, tôn giáo, thành phần giai cấp khác nhau. Quan hệ giữa các tổ chức trong mặt trận dựa trên nguyên tắc thương lượng dân chủ đi đến thống nhất hoạt động, thân ái hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tôn trọng tính chất độc lập của mỗi tổ chức.

Nói chuyện trong buổi lễ bế mạc thành lập mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hồ chủ tịch đã chỉ rõ: “Cương lĩnh này là một cương lĩnh đại đoàn kết, mục đích của nó là đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước…”. Người khẳng định: “Mặt trận tổ quốc sẽ làm tròn nhiệm vụ vẻ vang là giúp xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

  • 12/9/1930
XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao cao trào cách mạng năm 1930 – 1931 ở nước ta, được mở đầu bằng cuộc biểu tình kỷ niệm ngày quốc tế lãnh đạo 1/5/1930 tại ngã ba Bến Thuỷ, thành phố Vinh của công nhân nhà máy Trường Thi, diêm Bến Thuỷ và nông dân cả huyện Hưng Yên, Nghi Lộc, Thanh Chương. Giặc Pháp và tay sai đã đàn áp dã man những cuộc xuống đường này.

Ngày 30/8/1945, 3.000 nông dân các huyện Nam Đàn vũ trang kéo lên huyện đốt giấy tờ, phá nhà lao. 1/9, 2 vạn công nhân Thanh Chương bao vây huyện đường. Cuộc biểu tình liên tiếp nổ ra ở Dương Châu, Can Lộc, Anh Sơn, Nghi Lộc và đỉnh cao là cuộc biểu tình ở Hưng Nguyên với sự ra đời của uỷ ban Xô Viết ngày 12/9/1930.

Bài ca “Thanh niên cận vệ” hùng tráng đã cổ cũ các chiến sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh trẻ tuổi vùng lên.

…. Chúng ta là thanh niên cận vệ!
Chúng ta là đội cận vệ của ngày mai
Sinh trưởng trong nơi đớn đao, khốn cùng
Một là toàn thắng, hai là hi sinh
Vì công lý mà ta ra đấu tranh…..
Khí thế của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã nhanh chóng lan rộng trong cả nước. Chỉ trong tháng 9 và tháng 10 năm 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh. Sự xuất hiện các Xô Viết làm chức năng chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo đã phát triển ở nhiều vùng rộng lớn trong 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Ngày 19/2/1931, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gởi lên ban chấp hành Quốc Tế Cộng Sản về cuộc đấu tranh ở Nghệ Tĩnh đã khẳng định: “bom đạn, súng máy, đốt nhà, dồn binh … đều bất lực không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ Tĩnh”. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh có thể xem là cuộc tổng diễn tập đầu tiên để tổng khởi nghĩa tháng tám diễn ra thành công trong cả nước.

  • 20/9/1977
Ngày nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc
Tổ chức Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 24/10/1945 trên cơ sở hiến chương được 51 nước tham gia ký ngày 24/10/1945. Trụ sở đặt tại New York (Mỹ).
Mục tiêu của tổ chức Liên Hiệp Quốc là duy trì hoà bình, an ninh quốc tế thông qua những biện pháp tập thể hữu hiệu, ngăn ngừa và loại bỏ những mối đe doạ tới hoà bình, phù hợp với các nguyên tắc công lý và luật pháp quốc tế, các tranh chấp quốc tế hay những tình hình có thể phá hoại nền hoà bình; xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên nguyên tắc tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia, quyền tự do quyết định của các dân tộc, và áp dụng các biện pháp phù hợp để củng cố nền hoà bình thế giới; thực hiện hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo, thúc đẩy khuyến khích tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo hay ngôn ngữ; là trung tâm điều hòa các hoạt động của các quốc gia để đạt được các mục tiêu trên.

Liên Hiệp Quốc có các cơ quan chính: đại hội đồng, hội đồng bảo an, ban thư ký, đứng đầu là tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra còn có 16 tổ chức liên chính phủ có hiệp định riêng với Liên Hiệp Quốc, là các tổ chức chuyên môn và có chế độ báo cáo với hội đồng kinh tế - xã hội; cơ quan nguyên tử năng lượng quốc tế (IAEA), tổ chức lãnh đạo quốc tế (ILO), tổ chức nông – lương (FAO), tổ chức văn hoá khoa học và giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO), tổ chức y tế thế giới (WHO), ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Liên hiệp bưu chính quốc tế (IPU), liên hiệp viễn thông quốc tế (ITU), tổ chức thuỷ văn quốc tế (WMO), tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), tổ chức tài sản trí tuệ thế giới (WIPO), quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), hiệp định chung về thương mại thế giới (GATT) – (từ 1/1/1995 là tổ chức thương mại thế giới – WTO), tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO).
Thành viên của Liên Hiệp Quốc có 185 nước (khoá 51 ĐHĐ/LHQ – 1996). Việt Nam là thành viên Liên Hiệp Quốc từ 20/9/1997

  • 23/9/1945
Ngày Nam Bộ Kháng chiến Chỉ 3 tuần lễ sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 23/9/1945 thực dân Pháp núp dưới bóng quân đội Anh tước vũ khí của quân đội Nhật ở Nam Bộ, âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. 6.000 quân Pháp dựa vào hơn 1 vạn quân Anh đã trắng trợn gây hấn ở thành phố Sài Gòn. Chúng mưu toan chiếm Nam Bộ làm bàn đạp chiếm cả Việt Nam và Đông Dương.

7h sáng ngày 23/9, Xứ uỷ và Uỷ ban hành chính Nam Bộ (sau đổi tên thành Uỷ ban kháng chiến) họp khẩn cấp tại phố Cây Mai (Chợ Lớn) có đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung Ương Đảng và tổng bộ Việt Minh tham dự. Hội nghị quyết định phát động nhân dân kiên quyết kháng chiến chống xâm lược. Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập, ra lệnh tổng bãi công, bãi thị, bất hợp tác với địch, phong toả địch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ sục sôi căm thù, nhất tề đứng dậy, xông ra mặt trận quyết chiến với quân xâm lược, mở ra một trang sử oanh liệt mới: Nam Bộ Kháng Chiến.

Chiều 23/9, cả Sài Gòn đình công, không hợp tác với Pháp. Các công sở xí nghiệp, hãng buôn đóng cửa, chợ không họp, xe ngừng chạy. Các ụ chiến đấu mọc lên khắp nơi. Ngay những ngày đầu quân Sài Gòn đã tiêu hao sinh lực địch và phá huỷ một phần cơ sở vật chấ của chúng. Tiếng súng kháng chiến ở Sài Gòn chấn động cả nước. Nhiều tỉnh Nam Bộ đưa lực lượng đoàn viên, thanh niên về góp sức với Sài Gòn chống quân xâm lược.

Ban thường vụ Trung Ương Đảng họp chủ trương đánh mạnh quân Pháp ở Nam bộ, quyết tâm giành thắng lợi ở chiến trường để tạo điều kiện cho việc đấu tranh với quân Tưởng ở ngoài Bắc. Ngày 27/9/1945, chủ tich Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào miền Nam khẳng định quyết tâm kháng chiến của Đảng, chính phủ và nhân dân ta, chỉ rõ mục tiêu chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. Người nêu cao lẽ sống “thà chết tự do hơn sống nô lệ” của nhân dân ta. Đáp lời kêu gọi của Người, xứng đáng với lòng tin cậy và sự cổ vũ của nhân dân cả nước, nhân dân Nam Bộ vùng dậy dũng cảm đánh trả kẻ địch có trang bị hiện đại, làm thất bại âm mưu của địch, tạo điều kiện để ta củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc.

Tháng 2/1946, thay mặt chính phủ và đồng bào cả nước, chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: “Thành đồng tổ quốc”